Tin tức

100g Măng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Măng Có Béo Không?

Măng là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ tết. Nhiều gia đình còn thường xuyên kết hợp các món ăn với măng để tăng thêm hương vị và giúp bữa cơm trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên 100g măng bao nhiêu calo, ăn măng có béo không?  Măng có những tác dụng gì?

100g măng bao nhiêu calo?

Măng là một trong những thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết hay đám cưới, đám giỗ. Chúng gồm rất nhiều loại như:

  • Măng tre: Măng tre là loại măng được lấy từ cây tre. Loại măng này được chia ra thành nhiều loại nhỏ là măng tre rừng, măng che gai, măng tre diễn, măng bát bộ. Trong đó, măng bát bộ là loại măng được bày bán rộng rãi ở các chợ, chuyên trồng làm kinh tế.
  • Măng nứa: Măng nứa là loại măng nhỏ kích thước như ngón chân cái hoặc to hơn một chút, màu trắng nõn, sau khi luộc có màu vàng nhạt. Măng nứa ngon hơn măng tre nên giá thành cũng cao hơn.
  • Măng vầu: Măng vầu là loại măng rừng phổ biến ở Bắc Kạn, thường bán nguyên củ. Sau khi bóc vỏ, bạn cần chế biến luôn vì chỉ cần sau 3 – 4 giờ là măng sẽ bị cứng, không còn mềm và ngọt. Loại măng này được chia ra thành 2 loại nhỏ là măng vầu đắng và măng vầu ngọt. Cũng chính vì vậy mà nhiều người gọi măng vầu là măng đắng.
  • Măng sặt: Măng sặt là loại măng có nhiều ở Sơn La, Lào Cai, yên Bái với kích thước nhỏ như đuôi liềm, thon dài và thẳng, vị hơi đắng, thường được thu hoạch vào tháng 2 – 4 dương lịch hàng năm.
  • Măng giang: Măng giang có lớp vỏ cứng nhất trong các loại măng. Khi chế biến, măng giang tạo cảm giác mềm sần sật rất thú vị, ngon hơn măng tre.

100g măng bao nhiêu calo

Tuy nhiên, thông thường chúng ta chỉ hay phân biệt măng tươi và măng khô. Trong đó, măng tươi chuyên dùng để nấu vịt và ngan, thích hợp ăn cùng bún. Còn măng khô dùng để nấu miến, hầm cùng xương hoặc làm các món kho.

Về mặt năng lượng thì 100 gram măng chứa khoảng 19 calo với 92 gram nước, 1,7 gram protid, 1,7 gram glucid, 4,1 g là chất xơ.

Ăn măng có tác dụng gì?

Ăn măng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là măng tươi mới hái vì chúng rất giàu protein, selen, kali cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cụ thể một số tác dụng phải kể đến là:

  • Kiểm soát cholesterol, bảo vệ tim: Măng vừa giàu kali và selen vừa chứa ít carbohydrate và đường nên luôn được xem là thực phẩm lý tưởng cho tim mạch. Chất xơ trong măng còn giúp cơ thể đào thảo cholesterol xấu, thanh lọc động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn 350 gram măng trong vòng 6 ngày giúp cơ thể giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol bảo vệ sức khỏe cho tim mạch.
  • Chống ung thư: Măng giàu chất chống oxy hóa và chất phytosterol tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u, phòng chống ung thư hiệu quả.
  • Tăng cường miễn dịch: Vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu (đặc biệt là vitamin A, C,E, B) nên ăn măng có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật cùng tác động xấu từ bên ngoài.
  • Chống viêm: Măng có đặc tính chống viêm nên tiêu thụ thường xuyên đúng cách có thể giúp bạn khỏi viêm do một số bệnh nhiễm trùng.
  • Chữa các vấn đề hô hấp: Ăn măng đúng cách có thể giúp bạn chữa các vấn đề về hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quả, viêm đường hô hấp. Với những người bị đờm ở cổ họng thì có thể ăn măng luộc thêm chút mật ong để mau chóng long đờm.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Chất xơ trong măng giúp phân mềm hơn, tránh táo bón đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và chữa nhiều vấn đề liên quan tới dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm túi thừa, loét dạ dày, trĩ.
  • Điều trị nhiễm trùng tiết niệu: Măng chứa đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên rất tốt với những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Măng Phú Vinh - Nôn sản Phú Vinh

xem ngay

Ăn măng có béo không?

Như đã chia sẻ tại mục 100g măng bao nhiêu calo ở trên thì măng chứa ít đường với lượng calo không đáng kể (khoảng 19 calo/ 100g ). Trong khi mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 calo để duy trì các hoạt động nên dù ăn nhiều măng thì cũng khó có thể gây béo.

Hơn nữa, măng rất giàu chất xơ giúp bạn thỏa mãn cơn đói, nhanh no, hạn chế hấp thụ quá nhiều thức ăn vào cơ thể. Do đó, nếu ăn với liều lượng hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể giảm cân.

Một nghiên cứu kéo dài 20 tháng ở 252 người phụ nữ ăn kiêng với măng được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy mỗi gram chất xơ trong măng giúp giảm 500 gram và giảm 0,25% lượng mỡ trong cơ thể.

Những lưu ý khi ăn măng

Cẩn thận khi chế biến để tránh bị ngộ độc

Với măng tươi mới thu hoạch, bạn cần luộc kỹ bằng nhiều nước rồi ngâm khoảng 2 ngày. Còn với măng tươi mua ngoài chợ thường không tránh được việc ngâm hóa chất (lưu huỳnh) nên khi mua về bạn cần luộc và thay nước vài lần, sau đó rửa sạch rồi mới đem chế biến.

Do măng chứa độc tố glycoside cyanogen nên cần phải luộc hoặc nấu chín kỹ, khi chế biến cần mở vung để độc tố bay hơi đi. Nếu có biểu hiện phát ban, ngứa hoặc sưng tấy khi ăn măng thì cần ngưng ăn ngay đồng thời chủ động thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời.

Cân nhắc sử dụng nếu đang thực hiện chế độ ăn ít natri

Ngoài những loại măng được bày bán ở chợ thì nhiều người còn dùng măng đóng hộp sẵn trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Những sản phẩm măng đóng hộp sẵn chứa nhiều natri nên nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn ít natri thì cần cân nhắc trước khi mua về sử dụng hoặc rửa sạch măng qua nước trước khi chế biến.

Không phải ai cũng nên ăn măng

Đây là những trường hợp không nên ăn măng:

  • Phụ nữ đang mang thai: Mang thai khiến cơ thể nữ giới trở nên vô cùng nhạy cảm mà măng lại chứa nhiều glucozit nên nếu ăn mẹ bầu rất dễ bị ngộ độc. Nhiều trường hợp mang thai ăn măng bị ngộ độc có biểu hiện nôn, đau bụng, đau đầu, ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Trẻ em: Trẻ em cần tránh ăn măng để không bị thiếu canxi, kẽm mà ảnh hưởng tới sự phát triển.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên không tích hợp với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản. Nếu ăn có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Người bị bệnh thận: Măng là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho những người mắc bệnh thận mãn tính hay suy thận.
  • Người bị bệnh gút: Ăn măng có thể làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu đang bị bệnh gút, bạn nên tránh ăn măng.

Nông Sản Phú Vinh hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được 100g măng bao nhiêu calo, ăn măng có béo không, có những tác dụng gì, cần lưu ý gì khi ăn để tránh bị ngộ độc.

>>> Xem ngay: 1001 Các Món Ăn Chế Biến Từ Măng

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN PHÚ VINH

  • Trụ sở: Số nhà 11B, ngách 12/36, phố Nghĩa Dũng, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Sản xuất tại: Thôn Thượng, Xã Cửu Cao, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên
  • Hotline: 0913 335 833
  • Email: phuvinhjsc.arg@gmail.com
  • Website: www.nongsanphuvinh.com

Các tin liên quan